Chữ Nhẫn là gì? Bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của chữ Nhân trong đời sống hàng ngày hay chưa? Cùng Đồ gỗ Đẹp Dotinh.com đi tìm hiểu ý nghĩa của chữ Nhẫn ngay nhé!
Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong đời sống hàng ngày
Trong cuộc sống hàng ngày, muốn đi đến thành công hay muốn giải quyết được những vấn đề khó khăn trong cuộc sống 1 cách dễ dàng thì bạn phải học cách nhẫn lại. Vậy chữ "Nhẫn" có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Chữ Nhẫn nghĩa là gì?
Nhẫn có nghĩa là lắng nghe ý kiến của người khác để điều chỉnh bản thân, là chịu khó, kiên trì đến cùng với công việc dù có khó khăn thế nào. Nhẫn có có ý nghĩa khuyên chúng ta phải cố gắng dằn lòng, tránh bực tức. Nếu bạn không biết nhẫn nại, khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay không vừa lòng thì lập tức bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy và dễ làm hỏng mọi việc.
Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong đời sống hàng ngày
Để hiểu hết được ý nghĩa của chữ Nhẫn mà người xưa đúc kết là cả 1 quá trình rèn luyện và tu chí. Không phải ai từ khi sinh ra đã hiểu được ý nghĩa của chữ Nhẫn 1 cách sâu sắc. Phải trải qua quá trình tu luyện, qua những vấp vấp, khó khăn thì khi nhìn nhận lại mọi sự vật, sự việc bạn mới hiểu giá trị to lớn mà chữ Nhẫn mang lại.
Con người nếu hiểu được chữ Nhẫn và làm theo ý nghĩa của chữ Nhẫn chắc chắn cuộc sống sẽ trở nên êm ấm, nhẹ nhàng và thảnh thơi hơn rất nhiều. Vậy hãy cũng tìm hiểu ý nghĩa của chữ Nhẫn trong cuộc sống của người Việt như thế nào nhé!
1. Cách viết chữ Nhẫn của người Hán
Chữ Nhẫn được người Hán sáng tạo ra cách viết rất là hay: Đao ở trên và Tâm ở dưới. Chữ đao nghĩa là con dao, chữ Tâm nghĩa là con tim. Hai chữ Đao và Tâm ghép lại với nhau thành chữ Nhân. Và ý nghĩa của chữ Nhân được người Hán ngụ ý rằng:
Đao (tức là con dao) ở ngay trên Tâm (tức là trái tim). Nếu Tâm mà không chịu nằm yên thì Đao sẽ phập xuống gay lập tức. Nghĩa là nếu như gặp chuyện mà không biết chịu đựng, không biết nhẫn nhịn thì tránh sao được đau đớn. Nhưng nếu biết nhẫn nhịn thì sẽ chuyển nguy thành yên dù đao có kề cổ vẫn bình an vô sự, chuyển bại thành thắng, dữ hóa lành....Còn không biết Nhẫn nhịn thì hậu quả xấu sẽ giáng xuống đầu mình trước tiên.
2. Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong tiếng Hán
Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong tiếng Hán
Theo tiếng Hán, ý nghĩa của chữ Nhẫn nghĩa là chịu đựng. Danh từ "chịu đựng" mang ý nghĩa rất là hay. Chữ Nhẫn viết theo tiếng Hán thì chữ tâm nằm dưới và trên chữ tâm có chữ nhận. Chữ Nhận có nghĩa là mũi nhọn, giống như 1 cây dao hay cái dùi có mũi nhọn sẽ làm ta bị đau đớn. Tâm bạn phải làm thế nào để có thể ôm được, chấp nhận được những đau đớn đó. Đó chính là ý nghĩa của chữ Nhẫn theo cảm nhận của người Trung Quốc.
3. Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong tiếng Việt
Còn ý nghĩa của chữ Nhẫn trong tiếng Việt thì sao? Chữ Nhẫn trong tiếng Việt nghĩa là chịu đựng. Chịu đựng nghĩa là chấp nhận sự việc đã xảy ra dù nó là vui hay buồn. Cho dù có khó khăn, vất vả, cho dù có khốn đốn, lao nhọc thì bạn vẫn phải chấp nhận chúng. Chữ chịu này có nghĩa là chấp nhận.
Và như bạn biết đó, chấp nhận 1 sự việc nào đó nhất là sự việc xấu nhất quả thật không dễ dàng 1 chút nào. Đó chính là quá trình tu tập rất lớn ta mới có thể làm được như vậy. Khi bạn chưa chấp nhận được những điều xấu, những khó khăn đến với mình nghĩa là bạn sẽ phải chịu đau khổ, dằn vặt. Nhưng khi mà bạn chập nhận hay đón nhận nó như là điều dĩ nhiên phải đến thì nghĩa là Tâm bạn sẽ được bình an, nhẹ nhàng và thảnh thơi.
Như thế, ý nghĩa của chữ Nhẫn đóng 1 vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Cuộc sống này có những điều đến bất chợt và ra đi cũng bất chợt. Và nếu bạn không thể chấp nhận được nó thì bạn sẽ sống trong tâm trạng lo âu, buồn, day dứt? Bạn sẽ luôn tự chất vấn mình với những câu hỏi như:
- Tại sao ta như thế này mà lại phải gặp một hoàn cảnh như thế kia?
- Tại sao ta như thế mà người ta lại đối xử với ta như thế?
Rồi bạn cảm thấy cuộc sống này bất công, bạn phản kháng, chống đối nó và không chấp nhận nó. Nhưng sự thật luôn khiến con người ta phải đau lòng. Và bạn cần phải học cách chấp nhận nó. Đó cũng là ý nghĩa của chữ chịu trong Tiếng Việt.
Ý nghĩa của chữ đựng trong tiếng Việt
Chữ thứ 2 là chữ đựng. Đựng có nghĩa là chứa đựng. Những chiếc chén hay cốc có thể đựng được nước. Tùy chén to hay chén nhỏ mà nó sẽ đựng được nhiều nước hay ít nước. Nếu niềm đau khổ của bạn lớn nghĩa là bạn phải có 1 cái Tâm lớn thì mới chứa đựng được niềm đau khổ đó. Còn nếu không có Tâm lớn thì những đau khổ sẽ tràn ra và khiến bạn lúc nào cũng u sầu, ủ dột. Tâm càng lớn thì nỗi khổ đau càng nhỏ. Khi tâm đạt tới cái mức rất lớn thì cái đau khổ đó tuy xuất hiện nhưng không đủ sức làm cho ta đau khổ.
Trong Phật giáo thì chữ Nhẫn được hiểu như nào?
Như Phật có dùng 1 ví dụ rất hay:
Phật nói nếu trong một bát nước mà người ta thả vào một nắm muối thì nước ở trong bát đó uống không được. Nhưng nếu có một người đứng trên thuyền mà đổ một bát muối xuống dưới sông thì người ta vẫn có thể uống nước sông được như thường. Người ta uống nước sông được, không phải tại vì trong ấy không có muối, nhưng tại vì lòng sông quá lớn. Cho nên so với sông thì chút muối ấy không có nghĩa lý gì cả.
Như vậy, khi bạn có 1 nỗi khổ hay niềm đau nhưng nếu bạn có 1 cái Tâm quảng đại thì nỗi khổ niềm đau đó sẽ dần chuyển biến thành niềm vui, sự bình an. Nó có đó chứ không phải là không có nhưng nếu ta có 1 sức chịu đựng rất lớn thì nỗi khổ niềm đau đó không thể đụng được đến Tâm của ta. đó chính là nghĩa của chữ đựng trong phật giáo.
Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong cuộc sống
Trong cuốn “Luận về chữ Nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết:
“Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí;
Bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí;
Bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí;
Bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”…
Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam ta: “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu”. Nếu bạn tự tìm được cho mình chữ Nhẫn thích hợp thì cuộc sống của bạn sẽ thư thái, an nhiên và sẽ không bị phiền muộn hay đau khổ.
“… Có khi nhẫn để xoay vần.
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để lắng tai
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để bao dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan…”
Ý nghĩa của chữ Nhẫn: Cái nhẫn cưới và chữ Nhẫn
Người Việt Nam ta luôn mong muốn thế hệ con cháu mình phải ghi nhớ những đức tính "Nhẫn" nên đã nghĩa ra cách dùng kim loại để chế tác 1 cái vòng xỏ vào ngón tay. Với mục đích là luôn nhắc nhở ta phải rèn luyện những lời ăn tiếng nói cũng như hành vi cử chỉ để tốt đẹp hơn.
Thuở ban đầu, đời sống kinh tế còn thấp, nên nhẫn được làm bằng đồng thau, rồi tiến đến bằng bạc, và thế kỷ XX làm bằng vàng, hoặc nhẫn khảm đá quý. Có điều đáng nói là, không ít người chỉ coi chiếc nhẫn là đồ trang sức, nhằm tô thêm vẻ đẹp, sự sang trọng cho con người, mà quên hẳn, thậm trí không biết đó là một thực thể, để nhắc ta luôn luôn nhớ đến việc thực thi đức “nhẫn” trong đời sống hàng ngày.
Khi chúng ta cưới nhau, thì chiếc nhẫn cưới sẽ được trao cho nhau. Chiếc nhẫn ở đây có ý nghĩa tinh thần sâu sắc lắm. Nhẫn cưới tượng trưng cho chữ “Nhẫn” trong nhẫn nại, kiên nhẫn, nhẫn nhịn. Việc trao nhẫn trong ngày cưới như để nhắc nhở hai con người từ nay trở đi khi thành vợ, thành chồng phải biết “Nhẫn” để gìn giữ hạnh phúc gia đình, để biết yêu thương nhau, để biết kìm chế những lúc xung đột, căng thẳng. Hôn nhân và tình yêu khác xa nhau, do vậy khi hai người yêu nhau, quyết định đến với nhau là lúc họ sẽ trao nhẫn cho nhau. Chiếc nhẫn mang giá trị tinh thần nhiều hơn vật chất. Do vậy, chiếc nhẫn không nhất thiết phải là nhẫn kim cương, nhẫn vàng, nhẫn bạc hay thứ gì đó quý giá quá, nhưng nếu không có tiền thì nhẫn cỏ cũng được, miễn là ghi nhớ trong lòng ý nghĩa của chiếc nhẫn. Yêu nhau là ở tấm lòng, không phải vì giàu sang, phú quý.
Ý nghĩa của chữ Nhẫn trong hôn nhân gia đình
Rất nhiều những đôi, khi yêu nhau thì quyết có nhau nhưng chỉ một thời gian ngắn chung sống đã “tan đàn xẻ nghé”. Phần nhiều là vì thiếu chữ “Nhẫn” trong ứng xử gia đình. Chữ “Nhẫn” trong hôn nhân gia đình được hiểu theo nhiều nghĩa và ít nhiều đều mang ý nghĩa tiêu cực. Vì vậy, trước hết phải khẳng định rõ rằng: Nhẫn không phải là nhục, không phải là cam chịu, luồn cúi hay hạ thấp mình. Nhẫn là “vì nhau” mà sống mà hành động.
Có tình yêu thì mới cưới nhau. Nhưng hôn nhân không chỉ đơn giản là màu hồng, giữ gìn hạnh phúc hôn nhân cần thật nhiều hy sinh và tha thứ nữa bởi đâu có ai hoàn hảo. Bỏ qua những giận hờn vụn vặt, nhỏ nhặt chính là để bảo vệ cái hạnh phúc của mình thì chắc chắn là việc đáng phải làm.
Nhẫn không chỉ là chịu đựng mà là tha thứ. Nhờ có Từ, Bi, Hỷ, Xả mà ta có được Nhẫn một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Bởi thế, Nhẫn còn là thuốc đối trị sân hận, làm chủ được bản thân. Nhờ kiên nhẫn, độ lượng mà bớt được cái tính nóng nảy chỉ làm hỏng việc, mất hòa khí với người xung quanh và đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng.
Thiết nghĩ, hôn nhân có nền tảng từ tình yêu, lại có thêm chữ “Nhẫn” thì không có khó khăn hay trở ngại nào là không thể vượt qua.
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để tránh tàn sát nhau.
Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao.
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để xoay vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa.
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường.
Có khi nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để lắng tai
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng.
Có khi nhẫn để bao dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan.
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè quan hệ nào ai
Có khi nhẫn để khinh người trọng ta.
Xem ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn ngẫm ra cũng gần.
Ý nghĩa chữ Nhẫn trong nghệ thuật
Thực tế đã chứng minh rằng tất cả những gì con người sống và làm đều được nâng trên đôi cánh của sự kiên nhẫn.
Danh hoạ Tây Ban Nha Picatso đã phải âm thầm sáng tạo suốt 77 năm để có được 50.000 tác phẩm hội họa. Ông đã từng phải tự giam mình trên đồi Mông - mác suốt 5 năm trong thời kỳ Lam.
Nhà văn Pháp Hônôrê Đờ Banzắc cũng vậy, ông phải trải qua bao nhiêu sự thất bại ở các nghề khác để thành công trong nghề văn. Với 95 cuốn tiểu thuyết trong bộ “Tấn trò đời”, ông trở thành bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp.
Victo Huygo, L.Tônxtôi đã làm việc cần cù để có được “Những người khốn khổ”, “Chiến tranh và hoà bình”, “Anna Karênina”...
Thiên tài Puskin kiên trì trong “sự lao động yên lặng” làm loé sáng những ý tưởng. Gôganh – Thiên tài hội hoạ Pháp, trường phái Ấn tượng - phải lìa bỏ vợ con và cuộc sống giàu sang để tìm không gian sáng tạo.
Còn Nhà viết kịch Môlie đã lao động miệt mài đến hộc máu trên sàn diễn... Đó là những tấm gương của các bậc vĩ nhân, những con người đã cống hiến những giá trị bất diệt cho nhân loại. Nhưng cả cuộc đời của họ là những trang sách, những bức họa, những công trình thấm đẫm mồ hôi và sự khổ luyện.
Họ tự nguyện biến mình thành những người nô lệ lao động khổ sai cho nghệ thuật, cho lý tưởng. Gioócgiơ Xăng đã nói “Nghệ thuật không phải là một năng khiếu có thể phát triển mà không cần mở rộng kiến thức về mọi mặt. Cần phải sống, phải tìm tòi, phải xào nấu lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều và chịu nhiều đau khổ, đồng thời phải không ngừng kiên trì làm việc”.
Mác cũng khẳng định “Chỉ những người nào không sợ chồn chân mỏi gối, trèo lên những con đường nhỏ bé gập ghềnh của khoa học thì mới hi vọng đạt đến đỉnh cao xán lạn”.
Ý nghĩa chữ Nhẫn đối với sức khoẻ
Mấy thể kỷ trở lại đây, nhẫn nhịn luôn là luận đề quan trọng trong tài liệu thần học. Khái niệm nhẫn nhịn bắt đầu được các tài liệu lịch sử chăm sóc bảo vệ sức khoẻ chú ý đến. Lợi ích của của sự nhẫn nhịn chủ yếu biểu hiện ở chỗ giảm bớt tâm trạng chịu đựng như đau buồn, tức giận hoặc lo âu. Dựa vào những nghiên cứu của các nhà tâm lý học mà xét, nhẫn nhịn có thể đem đến tinh thần khoẻ mạnh, thân thể khoẻ mạnh, năng lực tự khống chế...
Các nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá chỉ số sức khoẻ của con người và chỉ số nhẫn nhịn của họ. Sau khi thu thập được những thông tin này, họ tiến hành thống kê và kết luận: nhẫn nhịn có thể thúc đẩy sức khoẻ của con người.
Chỉ số nhẫn nhịn của một người càng cao thì tâm lý của người ấy càng khoẻ mạnh. Người ta cũng chia con người thành một số nhóm để tiến hành thực nghiệm, chấp nhận việc trị liệu khác nhau. Họ phát hiện người tham gia tâm lý trị liệu có mức độ sức khoẻ không bằng người tham gia trị liệu nhẫn nhịn. Nhẫn nhịn có thể làm giảm đau đớn, giảm khả năng mắc bệnh tim mạch. Người nhẫn nhịn từ trong lòng thật sự thì sức mạnh cá nhân và dũng khí của họ sẽ tăng lên, họ sẽ càng có chủ kiến khi quyết định đối mặt với những điều làm tổn thương họ. Những người không đủ sự nhẫn nhịn thì sức mạnh và dũng khí của họ cũng bị giảm đi.
Trong cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết: "Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hoà khí; bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm huỷ hoại nguyên khí; bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ có được thần khí”.
“… Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để xoay vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để lắng tai
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để bao dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan …”
Ý nghĩa của 12 loại “NHẪN”
- Nhẫn Nại = công việc nhiều rắc rối khó khăn, tiến hành chậm chạp, vẫn quyết trí làm cho được.
- Nhẫn Nhục = Việt Vương Câu Tiễn thất bại, chịu đủ thứ hành nhục, khổ phiền, nằm gai nếm mật, chờ thời cơ phục quốc.
- Nhẫn Nhịn = Chờ cho đúng thời cơ, chờ cờ đến tay, không nôn nóng. Đôi khi để kẻ khác giành lấy tiên cơ, ưu thế trước.
- Nhẫn Thân = Phục Hổ Tàng Long để kẻ thù đang thế mạnh không tìm diệt mình. Khi lành bệnh, đủ lực sẽ xuất hiện chọc trời khuấy nước.
- Ẩn Nhẫn = Trốn tránh, chịu đàm tiếu, xúc xiểm, không còn tỏ ý ham danh đoạt lợi. Có khi trốn tránh luôn, cũng có khi do thời chưa đến.
- Nhẫn Hận = Ức lắm, thù lắm, bị xử ép nhưng không tỏ rõ thái độ bất bình, oán hận.
- Nhẫn Hành = Thấy đã có thể hành động được rồi, nhưng còn kiên tâm chờ thêm cho chắc.
- Nhẫn Trí = Khôn khéo hơn thượng cấp rất xa, nhưng giả ngu khờ hết mức.
- Nhẫn Tâm = Thấy ác, thấy nạn, bỏ qua không có thái độ bênh vực, cứu giúp.
- Tàn Nhẫn = Bất Nhẫn, tự làm những việc không màng tới lương tâm.
Đến đây, bạn đã hiểu được ý nghĩa của chữ Nhẫn trong đời sống hàng ngày rồi chứ ạ! Chữ Nhẫn là điều mà chúng ta ai ai cũng cần phải tu luyện, nuôi dưỡng tâm hồn trở nên tốt đẹp hơn.Học nhẫn là để yêu thương, thêm đức tính kiên trì, và nhất là có tâm trong sáng. Nhẫn sẽ giúp cho cuộc sống của bạn luôn tươi sáng và càng thêm ý nghĩa và củng cố niềm tin của bạn vào tương lai tốt đẹp.
Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao.
Biên tập: Dotinh.com
Nguồn: Sưu tầm
Giới thiệu về chúng tôi
Dotinh.com - Làng nghề gỗ mỹ nghệ Hải Minh, Hải Hậu Nam Định. Chúng tôi chuyên thiết kế và thi công những bộ sản phẩm đồ gỗ theo phong cách truyền thống như: Sập gụ, Tủ chè, Sập 3 bông, Sập 3 thành, Sập ngũ phúc, Sập vắt vải, Sập liên chi....Tất cả những bộ sập gụ Hải Minh - Sập gụ Nam Định đều được làm trên chất liệu gỗ gụ mật, gỗ hương, gỗ trắc....mang đến vẻ đẹp tự nhiên và ấm cúng. Được đặt trong không gian phòng khách rộng lớn, sập gụ tủ chè đã toát lên 1 nét đẹp riêng trong văn hóa người Việt. Nếu bạn yêu thích những bộ sập gỗ cổ hãy đến với Đỗ Tĩnh, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn những sản phẩm đẹp nhất cho các bạn.
Hiện nay, đồ gỗ Đỗ Tĩnh đã phân phối tại hầu hết các sản phẩm sập gụ tủ chè trên toàn quốc dọc theo bản đồ hình chữ S Việt Nam:
Hiện nay, đồ gỗ Đỗ Tĩnh đã phân phối tại hầu hết các sản phẩm sập gụ tủ chè trên toàn quốc dọc theo bản đồ hình chữ S Việt Nam:
Miền Bắc: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La). Các trung tâm của khu vực miền núi phía bắc còn lại là các thành phố Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Sơn La, Lào Cai.
Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
Miền Nam: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ.
Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
Miền Nam: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ.
Mọi ý kiến và thắc mắc vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỖ TĨNH
Địa chỉ: Làng nghề 1, Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
Website: www.dotinh.com
Email: dogodotinh@gmail.com
Hotline: 0948.777.798 hoặc 0938.515.171
Bài viết liên quan
Tag:
0 comments:
Đăng nhận xét